Cách nối băng tải nhanh chóng và chắc chắn nhất hay dùng

Nối băng tải

Trong quá trình vận hành băng tải, có thể phát sinh vấn đề dây đai băng tải không đủ dài để hoạt động theo nhu cầu doanh nghiệp. Chính vì thế mà người sử dụng thường áp dụng phương pháp nối băng tải để đảm bảo sự hoạt động bình thường của sản xuất. Nhưng bạn đã biết cách nối băng tải chính xác mà chắc chắn nhất chưa. Sau đây Anttek sẽ hướng dẫn các bạn cách nối băng tải chắc chắn và nhanh chóng nhất đã được áp dụng cho hơn 100 loại băng tải khác nhau

Nối băng tải

Cách 1: Nối băng tải thủ công

Dây cao su cần đúng với nhu cầu sử dụng, tải trọng trong quá trình vận hành từ đó chọn được các loại dây đai phù hợp nhất để nối

Bước 1: Tách từng lớp dây đai sao cho khi ghép 2 đầu cao su với nhau có thể ăn liền với nhau

Bước 2: Tiến hành quét và loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt 2 đầu cao su, nơi sẽ bôi keo dán

Bước 3: Chà nhám dây cao su, tạo độ sần sùi cho dây đai nhưng chú ý không được cào mạnh quá làm ảnh hưởng đến độ dày của dây đai. Cạo dây tạo nhám là để khi dán keo, keo sẽ phát huy được hết tác dụng và ăn liền

Bước 4: Bôi keo lên 2 đầu băng tải đã thi công trước đó, rồi nối 2 đầu dây băng tải với nhau, đợi đến lúc keo gần khô thì dùng vật nặng đập 2 đầu dây ép lại với nhau để 2 đầu dây đai ăn khớp với nhau nhiều nhất có thể

Lưu ý: Khi sử dụng keo phải dùng theo sự chỉ dẫn của đơn vị cung cấp hoặc tờ hướng dẫn sử dụng, trộn đúng cách sẽ phát huy được hết tác dụng của keo

Keo thừa ra ngoài mối nối cần lau sạch để không dính vào các dị vật khác ảnh hưởng đến mối nối

Để đợi khô rồi có thể đưa vào sử dụng nhẹ nhàng trước rồi điều chỉnh công suất sau

Ưu nhược điểm của phương pháp nối dây cao su thủ công

Cách 1: Nối băng tải thủ công

Ưu điểm của phương pháp nối băng tải thủ công

Có thể thực hiện nhanh chóng mà không quá phức tạp, đơn giản.

Tiết kiệm chi phí, không cần sử dụng đến công cụ và máy móc phức tạp

Nhược điểm của phương nối băng tải thủ công

Vì quá trình nối thô sơ và thủ công nên các mối nối sẽ ít chắc chắn hơn các phương pháp khác, các mối nối sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị bong và phải cắt bỏ đầu nối đi để nối lại một đầu khác tương tự

Dễ thực hiện nhưng cũng dễ bị lỗi, trong quá trình chà nhám và quá trình bôi kéo nối băng tải, nếu không có kỹ thuật thì cắt đầu nối sẽ bị lệch dẫn đến dây đai băng tải không thể hoạt động khi lắp vào máy. Đòi hỏi người nối phải am hiểu kỹ thuật, quy trình vận hành thì sẽ có phương pháp xử lý ổn định

Cách 2: Nối băng tải bằng máy

Khi sử dụng đến máy móc tốc độ và năng suất bao giờ cũng sẽ tốt hơn thủ công, sử dụng phương pháp nối dây đai băng tải bằng máy tức là sử dụng phương pháp ép nhiệt

Bạn chỉ cần đặt 2 đầu dây đai băng tải với nhau thì máy dưới tác dụng của sức ép nhiệt, 2 đầu nối sẽ được nối với nhau dễ dàng mà con người không cần tác động nhiều

Cách 2: Nối băng tải bằng máy

Ưu điểm của phương pháp nối băng tải bằng ép nhiệt máy

Phương pháp ép nhiệt bằng máy diễn ra chuyên nghiệp hơn, độ thẩm mỹ cao hơn, chất lượng đầu nooisdduwojc đảm bảo sửi dụng lâu dài so với phương pháp nối băng tải thủ công

Thời gian hoàn thành của phương pháp ép nhiệt bằng máy nhanh hơn nhiều, không phải chờ đợi keo khô như phương pháp thủ công mà sau khi máy hoàn thiện xong chúng ta đã có thể cho hoạt động

Nối dây cao sư bằng phương pháp ép nhiệt thường được sử dụng trong các khu công nghiệp nơi có nhiều băng tải cần nối

Nhược điểm của phương pháp nối băng tải bằng ép nhiệt máy

Áp dụng công nghệ thay cho phương pháp thủ công thì quá trình hoàn thành sẽ diễn ra nhanh hơn nhưng chính vì điều đó mà chi phí nối băng tải bằng máy cao hơn nhiều

Đòi hỏi người nối phải am hiểu cách vận hành máy móc

Đọc thêm: Băng tải than

 Cách 3: Phương pháp nối băng tải bằng phụ kiện

Các phụ kiện dùng trong nối băng tải là bản lề, ghim 3 đầu…

Quy trình nối Ghim: Tùy vào từng phụ kiện sử dụng mà sẽ có các phương pháp khách nhau, ví dụ như Đối với các phụ kiện như Ghim xương cá, ghim 3 chân thì trước khi nối cần cắt vuông góc và phẳng hai đầu băng tải theo đúng chu vi  và kích thước. Gắn các ghi vào 2 đầu băng tải sau đó nối các ghim lại với nhau cho chắc chắn

Ưu điểm:Phương pháp này giống với cách 1 thủ công nhưng kết quả mang lại tốt hơn, được thực hiện nhanh chóng, đầu nối nhìn đẹp và chuyên nghiệp, cách nối đơn giản dễ làm

Nhược điểm:Các loại phụ kiện nếu không bền hoặc không chịu được tải trọng thì sẽ bị bung ra khỏi đầu mối nối, do đó sẽ phải tạm dừng để nối lại, tuy nhiên sử dụng thời gian dài bảo trì thường xuyên để hạn chế trường hợp này

 Cách 3: Phương pháp nối băng tải bằng phụ kiện

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nối băng tải

Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của các phương pháp nối đầu băng tải cao su đó chính là tay nghề của người thợ. Những người thợ lành nghề có đầy đủ kinh nghiệm trong việc lựa chọn dây cao su, keo dán cũng như quá trình thực hiện. Họ phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có thể thực hiện được tốt quy trình dán và xử lý mọi tình huống như mối nối bị bong tróc, bung nở một cách dễ dàng.

Thợ kĩ thuật sẽ cân nhắc lựa chọn một trong hai phương pháp nối đầu băng tải cao su. Lựa chọn được phương pháp nối phù hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian chi phí thực hiện nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cao nhất cho mối nối.

Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến chất lượng nối đầu băng tải cao su đó chính là chất lượng keo dán. Bạn nên lựa chọn những loại keo dán chất lượng và được pha trộn đúng cách sẽ giúp cho mối nối được đẹp và bền hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0968.116.229