Thị trường nhôm định hình tại Việt Nam – Thách thức và giải pháp

Thị trường nhôm định hình tại Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư chú trọng đến chất lượng sản phẩm và tạo thị trường ổn định nếu không sẽ đánh mất thị trường vào các đối thủ nước ngoài.

1.Nhôm định hình là gì?

 

Nhôm định hình là sản phẩm được sản xuất từ các hợp kim nhôm được biến đổi thành các vật thể có hình dạng thông qua quá trình ép, đùn. Nhôm định hình có thể tái chế 100% và không thải ra khí độc đáng kể trong quá trình xử lý. Nhôm định hình ngày càng được ưa chuộng hơn các kim loại khác bởi đặc tính như trọng lượng nhẹ, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn. Ngoài ra, nhôm có khả năng chống ăn mòn và dễ dàng tái chế.

2. Thị trường nhôm định hình tại Việt Nam

 

 

2.1. Thách thức đối với thị trường nhôm định hình tại Việt Nam 

2.1.1. Nguồn cung cho nhôm định hình

Thị trường nhôm định hình ở Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, nhất việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.

Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, đối với thị trường nhôm định hình, đất nước này cung cấp hơn một nửa nguồn cung cho toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mà các sản phẩm nhôm định hình có nguồn gốc từ Trung Quốc đang tràn lan trên thị trường. Nhôm định hình của Trung Quốc giá rẻ, nguồn cung số lượng lớn so với các doanh nghiệp trong nước và nước khác.

Các sản phẩm làm từ nhôm tại Việt Nam bị kiểm định từ nguồn gốc xuất xứ đến quy trình sản xuất và chất lượng rất khắt khe thì nguồn nhôm Trung Quốc khi nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu bất cứ hình thức kiểm định nào. Do giá nhập vào rẻ, có tính cạnh tranh và lợi nhuận cao nên các nhà cung cấp phân phối nhôm đã tạo điều kiện cho nguồn nhôm kém chất lượng tuồn vào thị trường Việt Nam. 

Với tình hình trên, các doanh nghiệp sử dụng, lắp ráp nhôm định hình lo ngại hàng kém chất lượng đổ vào thị trường thay vì những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Do thuế nhập khẩu nhôm và các sản phẩm bằng nhôm từ Trung Quốc về Việt Nam là 0% ( theo thuế suất ACFTA) nên giá bán ra rẻ hơn rất nhiều so với các mặt hàng nhôm sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo đã nhập khẩu nhôm Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái khai báo không đúng số lượng hoặc đường tiểu ngạch để trốn thuế VAT 10%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp nhôm định hình làm ăn chân chính tại Việt Nam. 

Tìm Hiểu công nghệ và dây chuyền hiện đại sản xuất nhôm Xingfa

2.1.2. Bị áp thuế khi xuất khẩu

So với ngành nhôm Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong khi nhôm định hình Trung Quốc xuất khẩu được hoàn thuế 13% và miễn thuế xuất khẩu thì nhôm định hình Việt Nam phải chịu thuế xuất khẩu tối thiểu 5%. Từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, khó tìm được đối tác, khách hàng tiềm năng. Ví dụ điển hình cho việc này đó là sản lượng nhôm xuất khẩu của cả nước chỉ chiếm 10% sản lượng sản xuất được và chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp FDI.

Ở thị trường Mỹ: Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá ở mức cao đối với một số sản phẩm làm từ nhôm.

 

2.1.3. Chi phí xuất khẩu tăng

Chi phí xuất khẩu đã tăng lên rất nhiều khiến cho nhiều đơn hàng của doanh nghiệp đã ký kết trước đó bị phát sinh thêm chi phí, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước đây, chi phí xuất hàng đi Hàn Quốc chỉ 25 usd/tấn thì hiện tại chi phí này đã tăng lên 1.000 usd/tấn; xuất sang EU đang từ 2.000 usd/tấn đã tăng lên 10.000 – 10.500 usd/tấn.

2.2. Giải pháp cho thị trường nhôm định hình tại Việt Nam 

  • Các doanh nghiệp cần chủ động được nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
  • Đầu tư cho đào tạo nâng cao năng lực công nhân viên và nhân công sản xuất của doanh nghiệp trong kỹ thuật sản xuất và công nghệ, kinh doanh và xuất nhập khẩu… Liên kết các doanh nghiệp cùng ngành nhôm định hình cùng nhau học hỏi, phát triển nâng cao kỹ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao về mặt chất lượng đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường trong nước và quốc tế.
  • Các doanh nghiệp sản xuất nhôm định hình cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm, đạt tiêu chuẩn sử dụng trong nước và tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị trường.
  • Để giải quyết vấn đề chi phí xuất khẩu tăng, Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Công thương, Giao thông Vận tải, Tài chính và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh nguyên nhân gia tăng đột biến chi phí logistic hiện nay. Ngoài vấn đề do tác động của thị trường cung – cầu thì có hay không sự cố tình nâng giá để chuộc lợi trong bối cảnh hiện nay.

Thị trường nhôm định hình tại Việt Nam cần phát triển đa dạng các loại nhôm định hình, tăng cường áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra cần tối ưu hóa quá trình sản xuất để có chi phí hợp lý, thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0968.116.229